Làng Sình, Thừa Thiên Huế
Sau năm 1975, tranh Sình bị xem là văn hoá phẩm dị đoan, tiếp tay cho các lễ nghi cúng bái rườm rà… nên bị cấm sản xuất, ván khắc bị thu hồi, đốt phá. Từ đó, dân cư bỏ nghề, bỏ làng hoặc chuyển sang nghề khác, cả làng chỉ còn vỏn ven ba hộ dân bám đuổi với nghề làm tranh truyền thống.
Những khuôn bản mộc để in tranh lưu truyền hơn mấy năm cũng bị thất lạc dần theo sự mai một của làng nghề này, khó có thể tìm lại những bản mộc xưa. Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước kể rằng: “Để giữ được những bản mộc của ông cha để lại, tôi đã phải bọc nilon, chôn thật sâu dưới đất hàng chục năm”. Cho đến thời điểm này, ông Kỳ Hữu Phước chỉ còn giữ lại được hai bộ mộc bản có tuổi trên 150 năm.
Đất nước phát triển, người dân lao vào vòng xoáy mưu sinh, cũng không mấy người còn giữ tục lệ thờ cúng với tranh làng Sình. Nền kinh tế thị trường xâm nhập, người dân Huế cũng dần quên đi mình đã từng có một tín ngưỡng, một truyền thống tốt đẹp. Nghề tranh ở đây gần như thất truyền. Năm 1996, nhà nước có chủ trương khôi phục lại những làng nghề truyền thống, trong đó có tranh làng Sình. Tuy nhiên nghề làm tranh chỉ còn duy nhất ông Kỳ Hữu Phước nắm rõ, với quyết tâm khôi phục bằng được nghề truyền thống, ông đến từng nhà vận động người dân tham gia.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Vietgoing.com để tìm hiểu thông tin về Làng Sình, đừng quên tham khảo thêm các khách sạn tại Thừa Thiên Huế và lịch trình các tour du lịch Thừa Thiên Huế mới nhất 2023 bạn nhé!
Khách sạn ở gần Làng Sình (Xem tất cả)
Điểm du lịch gần Làng Sình
Bài viết liên quan Làng Sình
1. Làng Sình Làng Sình cách Huế khoảng 8km về phía hạ lưu sông Hương, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Người dân làng Sình sống cơ bản về nông nghiệp, nhưng với vị trí địa lý có điều kiện giao thông thuận tiện, nhiều người buôn bán và làm thủ công nên nghề in tranh làng Sình rất phát triển. Giấy in tranh là loại giống giấy in báo, màu được mua ở chợ, gồm có vàng, xanh, tím, đỏ sen, còn trắng thì để nguyên giấy mộc. Bản in được làm từ gỗ mít, chính tay các nghệ nhân tự khắc hoặc thuê thợ khắc. Các b...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét